Tự do tài chính nghe có vẻ đao to búa lớn, nhưng thực chất nó là một mục tiêu có quy trình rất rõ ràng và tất cả chúng ta đều có thể đạt được nếu bám sát vào 4 giai đoạn mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn ở phần tiếp theo sau của bài viết này.
Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem lý do vì sao tự do tài chính lại trở nên vĩ mô như vậy đối với mỗi thế hệ trẻ người Việt, trong khi nó đáng lẽ phải là một phần trong quá trình chinh phục cuộc sống của mỗi cá nhân.
Một điều đáng buồn nhưng không thể phủ nhận, đó là người Việt Nam có tư duy rất kém về quản lý tài chính cá nhân, họ không đặt tầm quan trọng của hành trình này theo đúng tỷ trọng của nó trong cuộc sống. Từ lâu nay, ảnh hưởng từ lối sống tình cảm và hiếu khách của dân tộc, người Việt có xu hướng đề cao sự phóng khoán và coi nhẹ đồng tiền. Việc quản lý chi tiêu đôi khi còn là vấn đề tế nhị và không nên được đề cập trong các mối quan hệ xã hội. Thậm chí những người quá rạch ròi và kiểm soát rõ ràng chi tiêu còn được xem là tư duy thực dụng. Nó khiến cho tầm quan trọng của tài chính cá nhân bị hiểu sai và người trẻ thì lại ngại nhắc đến tiền bạc từ quá sớm.
Nhưng thực tế thì sao? Tôi cá là bạn không thể nào kể ra một lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn mà không liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới 2 từ tài chính.
- Bạn cần dòng tiền để tồn tại
- Bạn cần dòng tiền để bản thân phát triển.
- Bạn cần tiền cho sức khỏe thể chất của bản thân
- Bạn cần tiền để kết nối và duy trì những mối quan hệ.
- Bạn cần rất nhiều tiền để có thể trải nghiệm cuộc sống và khám phá thể giới, để xây dựng cho sức khỏe tinh thần của bạn, một trong những loại sức khỏe quan trọng nhất trong xã hội hiện đại.
Và nếu bạn muốn trở nên lớn lao hơn để tạo ra thêm những giá trị cho xã hội này, chắc chắn là bạn sẽ cần rất rất rất nhiều tiền nữa. Ở việt nam, giới trẻ hầu như đã mất hoàn toàn căn bản về quản lý tài chính cá nhân:
- Họ hoàn toàn mù mịt về việc cân đối tài sản cá nhân.
- Họ không có lộ trình rõ ràng cho việc tích lũy tài sản.
- Họ không biết phải làm gì tiếp theo sau một thời gian “có bao nhiêu để dành bấy nhiêu”.
- Họ thường hay đánh đồng giữa sự phóng khoán và chi tiêu không kiểm soát.
- Họ không phân biệt được đầu tư và đánh bạc, thay vì trau dồi tài sản vô hình của bản thân là năng lực, mối quan hệ và thương hiệu cá nhân.
- Họ bỏ thời gian cho những song bạc đa cấp biến tướng.
Những vấn đề trên là hệ lụy của việc không được trang bị kỹ năng kiểm soát dòng tiền từ sớm, và đồng tiền lúc này sẽ thể hiện sức mạnh vô hình nhưng đáng sợ của nó, đó là: nếu bạn không kiểm soát nó, bạn sẽ phải làm nô lệ cho nó.
“Tiền không phải là yếu tố chắc chắn giúp ta hạnh phúc, nhưng có tiền sẽ giúp chúng ta loại bỏ được yếu tố khiến ta không hạnh phúc”.
Hiểu hơn về thực trạng tài chính hiện tại là bước đầu để bạn quyết định thay đổi. Và phần 2 của bài viết này sẽ là một lộ trình chỉn chu giúp bạn thực thi sự thay đổi đó.
See you!!
====================================
Hãy chia sẻ & Đăng ký để cùng Chúng Tôi đạt được 100.000 subs giúp kênh tiếp tục phát triển. xin cảm ơn, xin chào và hẹn gặp lại.
====================================