Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

19 ngân hàng có tổng số thế chấp bất động sản hơn 7,2 triệu tỷ đồng

Thứ Ba, 8 Tháng Chín , 2020

Thống kê số liệu thế chấp bất động sản từ các ngân hàng

Các khoản vay lớn từ ngân hàng thường được thế chấp bằng bất động sản (BĐS). Tổng giá trị BĐS được thế chấp tại nhóm ngân hàng khảo sát đã tăng 9% so với cuối năm trước trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng chưa đến 3%.
Bất động sản
Ảnh minh họa

Theo số liệu tổng hợp, 19 ngân hàng có thuyết minh chi tiết về cơ cấu tài sản đảm bảo (TSĐB), BĐS chiếm tới 67% trong tổng giá trị tài sản thế chấp, tương đương với thời điểm cuối năm trước.

Đáng chú ý, trong khi cho vay khách hàng của nhóm ngân hàng này chỉ tăng chưa đầy 3% thì tổng TSĐB đã tăng tới 6,7% và BĐS tăng tới 9% so với cuối năm 2019.

Những ngân hàng có giá trị thế chấp tăng cao nhất gồm TPBank (tăng 28,1%); VPBank (tăng 23,7%); MSB (tăng 20,9%); VietinBank (tăng 14,2%);…

Xét về con số tuyệt đối, Agribank là nhà băng có lượng bất động sản thế chấp lớn nhất với giá trị 1,9 triệu tỉ đồng, chiếm tới 99% tổng giá trị TSĐB của ngân hàng. Tiếp đó là VietinBank với 1,46 triệu tỉ đồng; “ông lớn” Vietcombank đứng thứ ba nhưng có khoảng cách khá lớn với hai ngân hàng kể trên với gần 0,86 triệu tỉ đồng.

Hơn 7,2 triệu tỉ đồng bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng - Ảnh 1.
Số liệu tài sản thế chấp bất động sản tại các ngân hàng top 10 – Nguồn: Vietnambiz

Trong nhóm các ngân hàng cổ phần khảo sát, ACB là ngân hàng có giá trị bất động sản thế chấp cao nhất với 534.718 tỉ đồng; Sacombank đứng sau với hơn 517.000 tỉ đồng. Các ngân hàng như Techcombank, VPBank, MB xếp sau với giá trị bất động sản thế chấp từ khoảng 300.000 – 346.000 tỉ đồng.

Tỉ lệ cho vay trên TSĐB giảm

Trong khi giá trị TSĐB tăng, tỉ lệ cho vay khách hàng trên TSĐB lại có xu hướng giảm ở phần lớn ngân hàng khảo sát (13/19 ngân hàng) và dao động từ 24,5% tới 64,1%. Tỉ lệ này tính chung cho cả 19 ngân hàng giảm từ 47,5% vào cuối năm 2019 xuống 45,8% vào cuối tháng 6.

Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) là tổ chức có tỉ lệ này cao nhất với 64,1%, tiếp đó là các ông lớn Vietcombank và Agribank với tỉ lệ lần lượt là 62,3% và 59%.

Finance Investment Fund – FIF

Tags: ngân hàng, tin tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *