Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

Bảng Cân Đối Kế Toán | Tập 26: Tài Sản Cố Định Hữu Hình

Chủ Nhật, 20 Tháng Ba , 2022

1. [Khái niệm]:

– Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
– TSCĐHH gồm các nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng:
(a) Nhà cửa, vật kiến trúc.
(b) Máy móc, thiết bị.
(c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
(d) Trang thiết bị, dụng cụ quản lý.
(e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho công cuộc sản xuất sản phẩm.
(f) TSCĐHH khác đạt tiêu chuẩn.
– Tiêu chuẩn TSCĐHH:
(a) Loại TS thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó.
(b) Nguyên giá TS được xác định 1 cách đáng tin cậy.
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
(d) Đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

2. [Thực tế]:

– Góc nhìn Kinh Doanh: Trong thực tế, Ta cần hiểu 2 vấn đề chính:
#1. Các TSCĐHH đóng vai trò là nơi tạo ra hoặc hỗ trợ SP/DV kinh doanh chính cho DN. Không đóng vai trò tạo Doanh thu trực tiếp cho DN. (VD: bàn, ghế, ly… để khách sử dụng khi mua và uống café).
#2. Vì đóng vai trò là hỗ trợ nên các TSCĐHH có tính khấu hao qua năm tháng. Đồng thời, các số liệu được xác định bằng tỷ lệ % cố định để tính mức khấu hao cho từng sản phẩm.
– Góc nhìn Đầu Tư: Việc xác định được TSCĐHH cho NĐT biết tài sản hiện tại sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu/lợi nhuận tương ứng. Từ đó, suy ra mức độ hiệu quả thông qua việc sử dụng tài sản đầu tư của DN. Đây cũng chính là chỉ tiêu quan trọng trong phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).

3. [Lưu ý]:

– Việc tài sản bị chiết khấu cũng tùy vào các lớp tài sản và kinh nghiệm. Trong đó, có những TSCĐHH lại tăng giá theo thời gian, dù trong kế toán thì vẫn hạch toán giảm theo quy định kế toán. Thế nên, việc xác định rõ các TSCĐHH trong DN sẽ giúp NĐT xác định đâu là lợi thế của mình và có các quyết định phù hợp.
4.[Lời khuyên]:
– “Tài sản hay tiêu sản không nằm ở việc bạn quyết định nó là gì. Mà bí mật ở chỗ bạn khấu hao nó bao nhiêu và sử dụng nó như thế nào để tạo ra dòng tiền dương” – NPL.
Tags: bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, Đầu tư tài chính, phân tích tài chính, Tài Sản Cố Định Hữu Hình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *