Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

Biến động giá của vàng và các ngành vật liệu trên thế giới ngày 15/8

Thứ Bảy, 15 Tháng Tám , 2020

Tình hình giá vàng

Thị trường giá vàng đang trong xu hướng giảm nhưng giảm mạnh nhất là trong tuần qua. Nguyên nhân do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và một dự luật kích thích của Mỹ nhằm vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19 với tình trạng nghiêm trọng, người dân họ chọn tích trữ tiền mặt thay vì vàng.

Biến động giá của vàng và các ngành vật liệu trên thế giới ngày 15/8
Nguồn: Internet

Vàng giao dịch ngay trên sàn LBMA (Sàn giao dịch vàng OTC Luân Đôn) giảm 0,5% xuống 1.943,18 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York giảm 1% xuống 1.949,8 USD/ounce.

Tình hình chung trong tuần này, giá vàng thế giới giảm 4,5% sau khi đạt mức cao kỷ lục (2.072,5 USD/ounce) vào ngày 7/8/2020, kết thúc chuỗi tăng liên tục trong 9 tuần.

Tình hình giá dầu

Giá dầu chuẩn Brent lại tụt dưới mốc 45 USD/thùng do chịu nhiều áp lực từ dự báo nhu cầu giảm toàn cầu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) và Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC).

Biến động giá của vàng và các ngành vật liệu trên thế giới ngày 15/8
Giá dầu Brent giảm dưới mức 45 USD/thùng – Nguồn: Investing

Trước tình hình dịch COVID-19, nhu cầu nhiên liệu năm nay được dự đoán sẽ giảm mạnh trong khi các nước sản xuất lại đang tăng sản lượng.

IEA đưa ra dự báo mức nhu cầu dầu năm 2020 giảm 8,1 triệu thùng/ngày, xuống 91,9 triệu thùng/ngày so với năm 2019; OPEC dự báo giảm lớn hơn 9,1 triệu thùng/ngày trong năm nay; còn EIA lại đưa ra dự báo nhu cầu năm 2020 ở mức 93,1 triệu thùng/ngày, giảm 8,1 triệu thùng so với năm 2019.

Tình hình giá đồng

Giá đồng tăng khi số liệu công nghiệp từ Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng hàng đầu cho thấy nền kinh tế hồi phục vững, thúc đẩy giá đồng có tuần tăng đầu tiên trong 1 tháng.

Biến động giá của vàng và các ngành vật liệu trên thế giới ngày 15/8
Giá đồng đang trên đà tăng – Nguồn: Investing

Sản lượng công nghiệp trong tháng 7/2020 của Trung Quốc tăng tương đương với mức tăng trong tháng 6/2020. Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang dần ổn định trở lại . Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá đồng và các nhiên liệu khác.

Tình hình giá thép

Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng 6 tuần liên tiếp, do nhu cầu từ các nhà sản xuất thép tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng trưởng 1,8% chạm mốc 839 CNY/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 0,8%.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 7/2020 tăng trưởng 1,9% so với tháng 6/2020 chạm mức cao kỷ lục 93,36 triệu tấn. Công suất sử dụng hàng tuần tại các lò cao của 247 nhà máy thép tính đến ngày 14/8/2020 tăng 4 tuần liên tiếp lên 95,16% (công ty tư vấn Mysteel cho biết).

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,3% lên 3.799 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.926 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng trưởng 1,4% lên 14.380 CNY/tấn.

Finance Investment Fund – FIF

Tags: Biến động giá, đầu, Đồng, Thép, Vàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *