Forex (Foreign Exchange) là một thị trường lâu đời với khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới (6000 tỷ USD mỗi ngày). Thu hút được sự tham gia của hầu hết những nhà đầu tư lớn trên thế giới, bao gồm cả các Ngân hàng Trung Ương và các nhà đầu tư “tỷ đô”, điều đó khiến cho Forex có tính cạnh tranh khốc liệt nhưng sự công bằng và tính an toàn luôn được đảm bảo.
Sự thâm niên của những nhà đầu tư lão làng trên thị trường cộng với vốn hoá khổng lồ khiến cho thị trường này có một biên độ dao động giá khá hẹp và thông tin thị trường sẽ là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự biến động giá.
Có được thông tin về thị trường, nhưng để có thể xác thực thông tin xem chúng ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trên thị trường như thế nào, cần phải làm quen với khái niệm chỉ số kinh tế. Chỉ số kinh tế sẽ là sự thể hiện tổng quan nhất của các loại thông tin thị trường thông qua những con số.
Danh sách các chỉ số quan trọng:
Dữ liệu công việc (Job Data): bao gồm tất cả các chỉ số thống kê về tình hình việc làm của một khu vực trong một khoảng thời gian cụ thể, bao gồm: Tỷ lệ thất nghiệp, thay đổi thất nghiệp, thay đổi việc làm, bảng lương phi nông nghiệp, công việc mở,…
Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index): chỉ số quản lý sức mua là một chỉ số thường thấy phổ biến về xu hướng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Nó bao gồm một chỉ số khuếch tán tóm lược rằng các điều kiện thị trường có được quan sát bởi các nhà quản lí mua hàng, có đang mở rộng, giữ nguyên hay thành lập hợp đồng không. Mục đích của PMI là cung cấp thông tin về các điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai cho các nhà hoạch định, phân tích và nhà đầu tư của doanh nghiệp. Bao gồm: PMI sản xuất (manufacturing PMI), PMI xây dựng (Construction PMI), PMI dịch vụ (Service PMI), PMI phi sản xuất (Non – Service PMI).
Chỉ số lạm phát (Inflation Indicators): Tất cả các chỉ số có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế. Gồm có: Doanh số bán lẻ (Retail sales), danh số lõi bán lẻ (Core retail sales), niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence), chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index), chỉ số giá sản xuất (Consumer Price Index), báo cáo lạm phát,…
Dữ liệu giao dịch (Trade Data): được sử dụng để theo dõi hoạt động giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới, cho bạn thấy chính xác những gì xảy ra trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bao gồm: Chỉ số xuất khẩu (Import), chỉ số nhập khẩu (Export), cán cân thương mại (Trade Balance),…
Tổng sản phẩm quốc nội (Grass Domestic Product -GDP): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
Chính sách tiền tệ (Monetary Policy): là quá trình quản lý cung tiền(money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối và nhiều vấn đề khác.
Mỗi loại chỉ số và tin tức sẽ có một sức ảnh hưởng riêng biệt đối với biến động giá trên thị trường phụ thuộc vào mức độ của thông tin cũng như là tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở thời điểm thông tin được cung cấp. Vậy sử dụng thông tin như thế nào mới có thể tối ưu được lợi nhuận khi tham gia thị trường? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi nhà đầu tư. Để phân tích thông tin nhạy bén và áp dụng chiến lược phù hợp với thông tin được cung cấp, chỉ có một cách duy nhất là thực hành. Hãy quan sát thị trường và thực chiến, kiến thức cùng với trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn tối ưu khả năng phân tích của bản thân.
Tags: chỉ số kinh tế, Chỉ số lạm phát, Chỉ số PMI, Forex