Thị trường tiền mã hóa đang ngày càng phát triển với nhu cầu giao dịch rất lớn từ nhà đầu tư nhỏ lẻ cho đến nhiều khách hàng lớn và giàu có.
Trên thực tế, theo dữ liệu từ Block Data thì đã có đến 55 ngân hàng trong “top 100” đang đầu tư vào các công ty hoạt động trong mảng tiền mã hoá và blockchain. Trong đó thì có một số cái tên nổi bật như Barclays, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase và BNP Paribas.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác tuy không đầu tư “nhiều” nhưng họ lại rất “chất” khi đã xuống tiền rất khủng. Có thể kể đến một số cái tên như:
- Standard Chartered đầu tư tổng cộng 380 triệu USD trong 6 vòng
- BNY Mellon đầu tư tổng cộng 320, 69 triệu USD trong 5 vòng
- Citigroup đầu tư tổng cộng 279,49 triệu USD trong 9 vòng
- UBS Group đầu tư tổng cộng 266,2 triệu USD trong 5 vòng
- BNP Paribas đầu tư tổng cộng 236,05 triệu USD trong 9 vòng
Ngân hàng chủ yếu đầu tư vào “lưu ký tiền mã hoá” .
Mặc dù liên tục lên tiếng về việc cảnh báo về việc đầu tư Bitcoin (BTC) nhưng các ngân hàng cũng không bỏ qua nguồn doanh thu tiềm năng mà nó mang đến. Cụ thể là các dịch vụ lưu ký tiền mã hoá.
Theo dữ liệu thống kê từ Block Data thì 23 trong số 100 ngân hàng hàng đầu đang xây dựng giải pháp lưu ký tiền mã hoá. Hoặc họ đầu tư vào các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này. Bên cạnh đó, Block Data cũng chỉ ra 3 nguyên nhân được xem là động lực để các ngân hàng đầu tư vào tiền mã hoá và các dịch vụ liên quan đến Bitcoin.
– Đầu tiên: Đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp tiền mã hoá chỉ với số lượng nhân sự vô cùng ít. Có thể kể đến việc Binance ghi nhận lợi nhuận cao hơn 54 triệu USD so với Deutsche Bank. Trong khi đó Binance chỉ có 200 nhân viên, còn Deutsche Bank thì là gần 100 nghìn nhân sự. Hay như định giá của Coinbase vượt qua cả Goldman Sachs. Mặc dù tổng nhân sự của sàn giao dịch tiền mã hoá hàng đầu Hoa Kỳ chỉ bằng 4% so với “gã khổng lồ” Goldman Sachs
– Thứ hai: Đó là rất nhiều yêu cầu từ khách hàng. Đặc biệt là những gia tộc giàu có hay tổ chức lớn muốn được cung cấp các giải pháp để đầu tư Bitcoin.
– Cuối cùng: là sự thay đổi về các quy định pháp lý vào năm 2020. Theo đó, các ngân hàng đã được cho phép để cung cấp các giải pháp lưu ký tiền mã hoá.