Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

Chiến lược tài chính (P2.tt.1) – Chi phí vốn bình quân (WACC) – Các khoản nợ chịu lãi (Interest Bearing Debts)

Thứ Bảy, 16 Tháng Tư , 2022
Các khoản nợ chịu lãi bao gồm: Vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính (đã được đề cập ở bài viết trước), 2 khoản vay còn lại: Phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức và Tài trợ chuỗi cung ứng sẽ được cung cấp thông tin trong bài viết này.

4/ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI CỔ TỨC, CAM KẾT MUA LẠI.

  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức (CPUDCT) là cổ phiếu mà chủ sở hữu của loại cổ phiếu này được trả mức cổ tức cao hơn so với cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc cao hơn so với mức cổ tức ổn định hằng năm. Tuy nhiên, Họ không có quyền biểu quyết, dự họp hay đề cử người vào Ban kiểm soát và HĐQT.
  • Trường hợp công ty phá sản, sau khi thanh toán các khoản nợ và CP ưu đã hoàn lại. Các chủ của CPUĐCT được hưởng phần tài sản còn lại theo tỷ lệ nắm giữ.
  • Ví dụ: Năm 2019, Công ty Thành Thành Công – Biên Hòa (STB) bán thành công 21,6 triệu cổ phiếu ưu đãi cho DEG (tổ chức tài chính do Chính phủ Đức sở hữu). Giá bán bình quân là 30.000 đồng/CP, STB đã thu ròng 647 tỷ đồng.
  • Theo phương án phát hành này, cổ tức của cổ phần ưu đãi được cố định 5,5%/năm trong vòng 1,5 năm đầu tiên. Các năm tiếp theo mức cổ tức ưu đãi có thể được điều chỉnh để đảm bảo tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) theo thoả thuận giữa SBT và nhà đầu tư tại thời điểm chuyển đổi, hoặc một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phần ưu đãi đã phát hành, tối đa 12%. Thời gian ưu đãi cổ tức lên đến 6,5 năm.

5. SUPPLY CHAIN FINANCING (TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG):

  • Tài trợ chuỗi cung ứng* *là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một số công cụ tài chính dung để cải thiện thanh toán giữa các công ty và nhà cung cấp. Giải pháp tài chính chuỗi cung ứng được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.
  • Một số hình thức:
  • Bao thanh toán: một công ty bán các hóa đơn đã xuất kho và giao đến tay khách hàng cho một bên thứ ba; bên thứ ba sau đó sẽ thu số tiền nợ từ những khách hàng đó.
  • Bao thanh toán ngược: Công ty tài trợ chuỗi cung ứng đứng vị trí là bên thứ 3, thay vào đó thanh toán các khoản nợ của một công ty cho các nhà cung cấp với mức chiết khấu nhỏ, nhưng nhanh hơn nhiều so với mức công ty ban đầu sẽ có. Bên thứ ba sau đó nhận được thanh toán từ công ty đang nợ.
  • Tài chính phải thu trong tương lai: bao gồm việc cho một công ty vay tiền trước khi bán hàng, dựa trên kỳ vọng về doanh số bán hàng trong tương lai và các khoản thanh toán trong tương lai. Bởi vì, tài chính cho các khoản phải thu trong tương lai dựa trên các khoản thanh toán có triển vọng – do đó không chắc chắn – nên đây được coi là một hoạt động rủi ro.
  • Chiết khấu hóa đơn: là một quá trình trong đó doanh nghiệp bán hóa đơn cho bên thứ ba, thường được gọi là công ty tài trợ. Ngay sau khi bán hóa đơn, doanh nghiệp nhận được phần trăm số tiền được lập hóa đơn cho khách hàng trong khi công ty cấp vốn sẽ chịu trách nhiệm thu toàn bộ khoản thanh toán từ người mua.
Tóm lại, tùy chiến lược tài chính của mỗi doanh nghiệp sẽ tăng vốn bằng những hình thức khác nhau nhằm thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Mục đích cuối cùng là mang về lợi nhuận cao nhất với mức vốn bỏ ra thấp nhất, có như vậy, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển bền vững.
Tags: các khoản nợ chịu lãi, cấu trúc vốn tối ưu, chi phí vốn, chi phí vốn bình quân, chiến lược doanh nghiệp, chiến lược tài chính, lợi nhuận kỳ vọng, Phân tích doanh nghiệp, phân tích tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *