Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

Cuộc chiến Mỹ – Trung trở nên gây gắt 2 ngày qua

Thứ Năm, 27 Tháng Tám , 2020

Về phía Trung Quốc

Sáng ngày 26/8, quân đội Trung Quốc phóng hai tên lửa tầm trung ra Biển Đông. Đây là một động thái mà theo nguồn tin từ Trung Quốc nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới Mỹ.

Trung Quốc phóng tên lửa cảnh báo Hoa Kỳ – Nguồn: Internet

Theo báo South China Morning Post, Trung Quốc phóng 2 tên lửa này chỉ một ngày sau khi cáo buộc máy bay do thám U-2 của Mỹ xâm phạm vùng cấm bay của họ trong khi Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật ở ngoài khơi biển Bột Hải.

Cũng trong ngày 26/8, Trung Quốc tiếp tục cáo buộc Mỹ điều máy bay RC-135S có chức năng phát hiện tên lửa đạn đạo để do thám hoạt động tập trận của Trung Quốc tại Biển Đông (theo Thời báo Hoàn Cầu).

Các loại tên lửa được Trung Quốc sử dụng để cảnh báo

Một trong hai quả tên lửa, loại tên lửa DF-26B, được phóng đi từ tỉnh Thanh Hải phía Tây Bắc. Quả còn lại là loại tên lửa DF-21D, được bắn đi từ tỉnh Chiết Giang ở phía Đông.

Hai quả tên lửa sau đó lần lượt rơi xuống một khu vực thuộc tỉnh Hải Nam và một khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

Tên lửa DF-26 có tầm bắn 4.000km, có thể dùng tấn công theo kiểu truyền thống hoặc tấn công hạt nhân các mục tiêu trên đất liền và trên biển.

Trong khi đó tên lửa DF-21 có tầm bắn khoảng 1.800km. Truyền thông Trung Quốc mô tả tên lửa DF-21D, loại tân tiến nhất trong các tên lửa cùng dòng DF-21, là tên lửa đạn đạo chống hạm.

Nguồn tin của SCMP cho rằng với động thái phóng hai tên lửa ra Biển Đông trong sáng 26-8, quân đội Trung Quốc muốn gửi thông điệp cảnh báo tới Mỹ sau những xung đột gay gắt thời gian qua.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về sự việc phóng hai tên lửa tầm trung.

Về phía Hoa Kỳ

Lần đầu tiên, liên Bộ Ngoại giao và Thương mại Mỹ ngày 26/8 đã áp lệnh trừng phạt nhắm vào hơn 24 công ty và các cá nhân Trung Quốc dính líu tới việc cải tạo và quân sự hóa trái phép các thực thể trên Biển Đông.

Hoa Kỳ trừng phạt Trung Quốc dính líu tới biển Đông
Hoa Kỳ trừng phạt các công ty của Trung Quốc dính líu tới biển Đông – Nguồn: Internet

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là 24 công ty Trung Quốc bị đưa vào chung danh sách trừng phạt với Huawei và các công ty công nghệ khác.

Việc các công ty này bị áp lệnh trừng phạt như vậy đồng nghĩa sẽ đặt dấu chấm hết cho việc họ mua các công nghệ và mọi sản phẩm khác xuất xứ Mỹ, từ chất bán dẫn đến cả bàn chải đánh răng cũng phải được sự đồng ý và phê duyệt trước, New York Times khẳng định.

Dựa trên phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế về biển Đông và tuyên bố của Mỹ hồi tháng trước về vấn đề tranh chấp hàng hải ở Biển Đông cho thấy các yêu sách của Trung Quốc là phi pháp.

Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ quyết định đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc. Mỹ muốn hỗ trợ các quốc gia ven biển Đông Nam Á, duy trì chủ quyền và phản ánh sự lo ngại của Mỹ. Mỹ đang lo ngại trước các chiến thuật cưỡng ép trắng trợn của Trung Quốc.

Một trong những cái tên nổi trội nhất danh sách trừng phạt là Tập đoàn Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC). Không chỉ tham gia vào quá trình bồi đắp và xây dựng trái phép các thực thể nhân tạo ở Biển Đông, Mỹ xác định CCCC còn là nhà thầu hàng đầu được Bắc Kinh sử dụng trong sáng kiến ‘Vành đai, con đường’.

Đối với các cá nhân bị trừng phạt thị thực, quan chức ngoại giao Mỹ tiết lộ đã xác định xong và lệnh trừng phạt có hiệu lực lập tức sẽ khiến ‘hàng chục người không thể tới Mỹ’, song từ chối công bố tên chi tiết.

Cũng trong cuộc họp báo ngày 26/8, đại diện Bộ Thương mại Mỹ khẳng định mọi hợp đồng mua bán sản phẩm có yếu tố Mỹ với 24 công ty Trung Quốc vừa bị trừng phạt phải nhận được sự đồng ý của Washington.

Mỹ sẽ siết chặt giám sát để đảm bảo rằng người dùng cuối cùng không phải là các công ty này, kể cả khi các hàng hóa này được sản xuất ở nước ngoài hay người đứng tên mua là một công ty khác.

Như vậy, dù trừng phạt các công ty Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông, Mỹ lại hướng đến rất nhiều thứ rộng hơn.

Washington muốn ngăn chặn các công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ. Đồng thời, muốn đánh tiếng cảnh báo nước khác các hành vi của công ty nhà nước Trung Quốc.

Đặc biệt trong sáng kiến ‘Vành đai, con đường’ vốn luôn bị Mỹ chỉ trích là chiến lược ngoại giao bẫy nợ.

Finance Investment Fund – FIF

Tags: mỹ - trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *