Thế giới vừa trải qua cột mốc buồn lúc 22h30 ngày 27/09 (giờ Việt Nam). Theo thống kê của worldometers.info, một chuyên trang về tình hình COVID-19, đã có hơn 33 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới, trong đó 1 triệu người đã chết.
Được ghi nhận lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đại dịch COVID-19 hiện đã lan ra toàn bộ các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.
Nếu tính từ lúc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19 bên ngoài Trung Quốc (Tháng 02/2020). Hiện, SARS-CoV-2 mất 7 tháng để cướp đi sinh mạng của 1 triệu người toàn cầu. Trong đó, bao gồm 4.634 người ở Trung Quốc đại lục.
Ngày 11/03, hai tháng sau khi đại dịch bùng phát, WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một loại vắc xin hiệu quả nào được cấp phép tiêm chủng đại trà. Khi được hỏi liệu số người chết có tăng lên 2 triệu người hay không nếu không có vắc-xin, một quan chức cấp cao của WHO thừa nhận “không gì là không thể”.
“1 triệu là con số khủng khiếp và chúng ta cần phải suy nghĩ về điều đó trước khi nghĩ đến nguy cơ sẽ có thêm 1 triệu người nữa tử vong. Trừ khi chúng ta tiến hành các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và mạnh tay. Cột mốc đáng buồn 2 triệu sẽ sớm tới”, ông Mike Ryan cảnh báo ngày 26/09.
Số quốc gia có số ca tử vong tăng nhanh nhất vẫn trải rộng trên toàn cầu. Đồng thời cùng lúc những điểm nóng liên tục xuất hiện.
Chỉ tính riêng trong tháng 8 và tháng 9, trung bình 7 ngày lại có 5.000 người chết vì COVID-19. Theo New York Times, Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Mexico đang chiếm gần 1/2 số ca tử vong toàn cầu.
Các điểm nóng mới cũng đang xuất hiện ở các quốc gia nhỏ như Israel. Đây là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc mới tính trên đầu người trong tuần qua.
Đại dịch tiếp tục tàn phá Nam Mỹ. Điển hình quốc gia như Argentina, Colombia và Peru ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày. Tại châu Âu, những lo ngại về đợt bùng phát mới tiếp tục xuất hiện vào thời điểm sắp sửa giao mùa.
Anh, Tây Ban Nha và Pháp hiện đã trải qua đợt bùng phát lần 2. Chỉ thời gian ngắn sau khi nới lỏng các biện pháp chống dịch và giãn cách xã hội trên quy mô lớn.