Điểm tin 19/10, thị trường chứng khoán quốc tế lẫn trong nước đã có sự tăng trưởng nhẹ trước kỳ vọng về tiến độ hoàn thành vắc-xin đến cuối năm 2020. Đồng thời về sự nỗ lực của Tổng thống Trump lẫn hy vọng của nhà đầu tư về gói cứu trợ đợt 2 với giá trị lên đến 1,800 tỷ USD.
1. Thị trường chứng khoán trong nước
Nguồn: Tradingview
Thực hiện: FIF Team
Trong phiên đầu ngày 12/10, VN-Index bứt phá mạnh mẽ vượt lên trên vùng kháng cự tại ngưỡng 920-925 điểm. Tuy nhiên, sức ép đến từ lực bán lớn vị thể nghiêng về “phe gấu” nhưng đến kết phiên chỉ số đã giành phần thắng lợi vượt ngưỡng vùng kháng cự này.
Trong phiên giao dịch tiếp theo, chỉ số quay trở lại kiểm định vùng kháng cự 920-925 điểm. Lực mua xuất hiện tại đây giúp chỉ số tăng điểm trở lại. Khối lượng giao dịch nằm dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đang khá thận trọng.
Chỉ số VN-Index tăng mạnh trong ngày 15/10 với khối lượng đạt mức trung bình 20 phiên,.Đồng thời, phe mua chiếm vị thế cũng như dòng tiền lớn đổ ồ ạt vào thị trường.
Kết phiên giao dịch trong 1 tuần, chỉ số VN-Index tăng trưởng ấn tượng bứt phá hoàn toàn vùng 920-925 điểm. Tuy khối lượng giao dịch có thấp hơn so với tuần trước nhưng vẫn duy trì trên mức trung bình 20 tuần.
** Nhận định từ FIF:
Tiếp đến, chỉ số VN-Index có thể sẽ quay trở lại kiểm định vùng 920-925 điểm. Nếu giữ vững được vùng này thì triển vọng của chỉ số sẽ khá khả quan và một nhịp tăng mới có thể trở lại. Mục tiêu tiếp theo của chỉ số sẽ là vùng 980-1,000 điểm (đỉnh cũ tháng 01/2020).
2. Chỉ số chứng khoán quốc tế:
** Chứng khoán Mỹ:
Đóng cửa giao dịch ngày 16/10, chỉ số chứng khoán Mỹ tăng/giảm không đồng đều. Khi làm sáng tỏ hơn về tiến trình phát triển vắc-xin coronavirus và dữ liệu báo cáo ngành bán lẻ tốt hơn mong đợi nhà đầu tư và đưa người mua quay trở lại thị trường.
Công ty dược phẩm Pfizer thông báo có thể công ty sẽ xin phép Mỹ cho nguồn vắc xin thử nghiệm COVID-19 mà Mỹ đang phát triển với đối tác BioNTech tại Đức vào tháng 11/2020.
Theo Ross Mayfield – chuyên gia đầu tư tại Baird ở Louisville, Kentucky, cho biết: “Hai yếu tố thúc đẩy thị trường tăng trưởng nhanh nhất là tiến độ hoàn thành vắc-xin và sự lạc quan về kích thích cứu trợ”. Đồng thời, qua khảo sát thực tế về thị trường rằng ngay cả khi người dân được tiêm vắc-xin vào đầu nằm 2021 thì đó vẫn là một mốc thời gian tích cực và lạc quan khi tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp.
Theo báo cáo kinh tế tại Mỹ, doanh số bán lẻ trong tháng 9 tăng 1,9%. Báo cáo trên đã thổi bay mong đợi của các nhà phân tích và tâm lý người tiêu dùng trong tháng 10 khi số liệu bất ngờ tăng trưởng. Đồng thời, các biện pháp kích thích trước đó đã hết hiệu lực, cùng với triển vọng không chắc chắn ngoại trừ khả năng Washington có thể đạt được thỏa thuận về một gói hỗ trợ tài chính mới.
Vê gói cứu trợ chống COVID-19, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ – Steven Mnuchin nói với Chủ tịch Hạ viện – Nancy Pelosi rằng Tổng thống – Donald Trump sẽ “cân nhắc” với Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell để đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ đại dịch mới. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cho biết ông không mong đợi thỏa thuận sẽ đạt được trước cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 03/11 miễn là Pelosi còn tham gia.
Kết phiên giao dịch ngày 16/10, chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến như sau:
- Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 112,11 điểm lên 28.606,31 (tương đương 0,39%).
- Chỉ số S&P 500 tăng 0,47 điểm lên lên 3.483,81 (tương đương 0,01%).
- Chỉ số Nasdaq Composite giảm 42,31 điểm xuống 11.671,56 (tương đương 0,36%).
Theo Refinitiv, mùa báo cáo kinh doanh quý 3 đã bùng nổ ngay từ đầu tuần này, với 49/500 công ty trên sàn S&P500 đã báo cáo. Trong số đó, 86% đã vượt qua ngưỡng thấp mà kỳ vọng đặt ra.
Đồng thời, các nhà phân tích nhận thấy thu nhập của S&P 500 trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9 giảm tổng cộng 18,7% so với cùng kỳ năm 2019, số liệu khả quan hơn so với mức sụt giảm 21,4% được ước tính vào đầu tháng 10/2020.
Biến động giá cổ phiếu của Schlumberger NV giảm sau khi báo cáo quý III lỗ liên tiếp do giá dầu thô giảm và nhu cầu giảm mạnh.
Nhà điều hành đường sắt – Kansas City Southern và công ty vận tải và hậu cần – JB Hunt Transport Services cũng giảm mạnh khi kết quả kinh doanh quý của công ty bị ảnh hưởng bởi nhu cầu vận chuyển hạn chế.
** Chứng khoán Châu Âu:
Đóng cửa giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu châu Âu tăng trưởng nhẹ nhưng vẫn đứng trước áp lực chỉ số tuần giảm mạnh. Khi đợt bán tháo từ các nhà giao dịch bởi sự lo ngại về làn sóng nhiễm COVID-19 lần 2 kèm theo đàm phán không chắc chắn về Brexit.
Kết phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Châu Âu diễn biến như sau:
- Chỉ số liên Âu STOXX 600 tăng 4,57 điểm lên 367,48 điểm (tương đương 1,26%).
- Chỉ số FTSE100 tại Anh tăng 87,06 điểm lên 5.919,58 điểm (tương đương 1,49%).
- Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 205,24 điểm lên 12.908,99 điểm (tương đương 1,62%).
Sau khi công bố phiên giao dịch tồi tệ nhất trong hơn ba tuần vào ngày 15/10. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm và cổ phiếu năng lượng, chịu gánh nặng của khoản lỗ trong tuần này, đã tăng từ 0,3% đến 1,0%.
Cùng với sự bùng phát mạnh trên hầu hết các khu vực tại Châu Âu đã dấy lên sự cảnh báo về đợt phong tỏa cách ly COVID-19 đợt 2 tại khối EU.