Điểm tin 20/10 xoay quanh các thông tin tài chính toàn cầu khi các ca nhiễm COVID-19 bùng phát mạnh cùng với chính phủ các quốc gia trong khu vực EU và Mỹ đã thực hiện các biện pháp hạn chế công cộng để tránh các trường hợp lây lan mạnh. Đồng thời, cuộc đàm phán về gói cứu trợ lần 2 tại Mỹ được đề xuất bởi Nhà Trắng với tổng giá trị lên đến 1,800 tỷ USD cần triển khai trước bầu cử Tổng thống vào ngày 03/11.
1. Thị trường chứng khoán trong nước:
Mặc cho thị trường vẫn đóng phiên trong sắc xanh, nhưng trên biểu đồ kỹ thuật vẫn xuất hiện ba cây nến đỏ và chỉ số VN-Index chưa vượt được ngưỡng kháng cự tại mức 945 điểm.Điều trên chứng minh áp lực bán luôn xuất hiện vào cuối những phiên giao dịch gần đây.
VN-Index đã trải qua phiên tăng liên tiếp với mức độ thanh khoản và giao dịch sôi nổi. Mở đẩu phiên giao dịch, sắc xanh đã bao trùm lên nhiều mã cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu nhóm tài chính ngân hàng, bất động sản đã đẩy chỉ số VN-Index tăng trưởng mạnh.
** Kết phiên giao dịch ngày 19/10, thị trường chứng khoán trong nước diễn biến như sau:
- Chỉ số VN-Index tăng 0,39 điểm lên 943,69 điểm (tương đương 0,04%).
- Chỉ số VN30 tăng 1,92 điểm lên 903,51 điểm (tương đương 0,21%).
- Chỉ số HNX-Index tăng 1,06 điểm lên 140,88 điểm (tương đương 0,76%).
Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 205 mã tăng và 197 mã giảm. Trong đó rổ VN30 có 12 mã tăng, 17 mã giảm và 1 mã giữ tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức sôi động dù có chút hạ nhiệt, giá trị khớp lệnh đạt 6.922 tỷ đồng so với mức 7.983 tỷ đồng ở phiên cuối tuần trước.
Sự suy yếu của thanh khoản có thể thể hiện cho tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường đã bước vào vùng quá mua hiện tại.
** Nhận định từ FIF:
Thị trường vẫn có thể đối mặt với kịch bản điều chỉnh trong vài phiên tới với mức hỗ trợ gần nhất của VN-Index tại ngưỡng 925 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao khi tâm lý ngắn hạn tiếp tục thận trọng và dòng tiền vẫn có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tiến về sát vùng đỉnh đầu năm 2020 cho nên áp lực điều chỉnh có thể càng tăng mạnh đối với nhóm.
2. Thị trường chứng khoán quốc tế:
** Chứng khoán Mỹ:
Phiên giao dịch ngày 19/10, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm. Khi các nhà lập pháp Washington dường như đã phải rất vất vả để đàm phán và thỏa thuận về kích thích coronavirus trước thời hạn bầu cử Tổng thống được diễn ra vào ngày 03/11.
Cùng ngày, Pelosi và Bộ trưởng Tài chính – Steve Mnuchin “tiếp tục thu hẹp khoảng cách” trong các cuộc đàm phán với hy vọng vào ngày 20/10 sẽ có “kết quả” về việc đưa ra gói cứu trợ trong thời gian trước ngày 03/11 có khả thi -Theo một phát ngôn viên của Pelosi.
Các nhà đầu tư cũng lo lắng về việc đối mặt với các ca nhiễm COVID-19 tăng lên mỗi ngày tại Mỹ. Đồng thời, Tổng thống Trump có tái đắc cử hay Biden sẽ lên thay thế chức vị Tổng thống.
Theo Mona Mahajan – Chiến lược gia đầu tư tại Mỹ, Allianz Global Investors, New York, cho biết: “Việc thiếu tin tức về kích thích là điều đáng lo ngại cùng với xu hướng virus ngày càng tồi tệ và sự không chắc chắn trước cuộc bầu cử.
Vào ngày 15/10, Nhà Trắng đã đề xuất gói kích thích trị giá 1,800 tỷ USD nhưng Pelosi đã từ chối vì nó đã không đáp ứng được nhu cầu viện trợ trước đó với trị giá 2,200 tỷ USD của Hạ viện.
Tại Wisconsi (miền Tây nước Mỹ) là nơi đang phải chiến đấu khốc liệt với số gia tăng các ca nhiễm COVID-19 khi thẩm phán tại nơi đây buộc phải khôi phục các hạn chế xã hội trong khu vực. Tại New Mexico, thống đốc cảnh báo rằng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe của bang có thể không đủ nếu các ca bệnh tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại.
Kết phiên giao dịch ngày 19/10, chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm với:
- Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 410,89 điểm, xuống 28.195,42 (tương đương 1,44%).
- Chỉ số S&P 500 mất 56,89 điểm, xuống 3.426,92 (tương đương 1,63%).
- Chỉ sốNasdaq Composite giảm 192,67 điểm, xuống 11.478,88 (tương đương 1,65%).
Tất cả 11 ngành công nghiệp chính của S&P đều kết thúc trong sắc đỏ vây quanh. Trong đó ngành năng lượng giảm mạnh nhất với mức giảm 2%, theo sau là chỉ số dịch vụ truyền thông giảm 1,9%. Chỉ có lĩnh vực tiện ích giảm 0,9%.
Nhóm cổ phiếu công nghệ Largre-Cap như Apple , Microsoft và Amazon đều giảm hơn 2% và tạo ra lực kéo lớn nhất trên S&P 500.
Hiện, gần 30 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, phá vỡ kỷ lục khi cử tri thích nghi với đại dịch COVID-19. Vào ngày 19/10, bao gồm cả bang Florida – bang chiến địa đã mở các cuộc thăm dò để bỏ phiếu sớm.
Vào ngày 22/10, Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên Tổng thống tại đảng Dân chủ Joe Biden sẽ có buổi tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử vào ngày 03/11.
Chỉ số trung bình vận tải Dow Jones kết thúc với mức giảm 1% sau khi đảo chiều vào cuối phiên với hy vọng giảm bớt đối với thỏa thuận kích thích trong phiên.
Tuy nhiên, sự ổn định thị trường dần quay trở lại khi Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ cho biết, Cục đã sàng lọc hơn 1 triệu hành khách đi máy bay vào 18/10 kể từ đợt dịch bùng phát mạnh vào giữa tháng 03/2020.
Công ty International Business Machines đã giảm 1% trong giao dịch báo cáo kết quả kinh doanh quý III được công bố.
Cổ phiếu của ConocoPhillips cũng giảm 3,2% sau khi hãng này đồng ý mua nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ – Concho Resources với giá 9,7 tỷ USD để tiếp tục củng cố và tái phát triển ngành năng lượng sau dịch COVID-19.
** Chứng khoán Châu Âu:
Kết phiên vào ngày 19/10, cổ phiếu châu Âu đều giảm khi các trường hợp COVID-19 tăng cao làm tăng khả năng kinh tế tại khu vực chiu ảnh hưởng nặng. Đồng thời, các nhà giao dịch cũng hy vọng về sự tiến triển trong đàm phán Brexit kết thúc.
Vào ngày 18/10, các trường hợp mắc nhiễm COVID-19 tại Ý đã đạt mức kỷ lục mới. Đồng thời, quốc gia này đã thông báo buộc đóng cửa các khu tập trung tại công cộng như quảng trường từ 9h tối để hạn chế tụ tập tại khu vực. Tại Tây Ban Nha, nhiều khu vực đã gia tăng các biện pháp hạn chế khi quốc gia này có vẻ sẽ vượt 1 triệu ca nhiễm trong tuần này.
Công ty công nghệ SAP giảm mạnh đã tạo áp lực lên chỉ số DAX của Đức .GDAXI , trong khi Pháp CAC 40 .FCHI quay sang lỗ nặng. Nhà điều hành sàn giao dịch Euronext ENX.PA đã tiếp tục giao dịch sau khi khắc phục được sự cố kỹ thuật khiến tất cả các giao dịch ở Paris, Amsterdam, Brussels và Lisbon bị đóng băng trong hơn ba giờ.
** Kết phiên giao dịch ngày 19/10, chỉ số chứng khoán Châu Âu diễn biến giảm mạnh:
- Chỉ số STOXX 600 giảm 0,67 điểm xuống 366,81 điểm (tương đương 0,18%).
- Chỉ số DAX 30 giảm 54,33 điểm xuống 12.854,66 điểm (tương đương 0,42%).
- Chỉ số FTSE 100 giảm 34,93 điểm xuống 5.884,65 điểm (tương đương 0,59%)
- Chỉ số CAC 40 giảm 6,58 điểm xuống 4.929,27 điểm (tương đương 0,13%).
Lĩnh vực dịch vụ tài chính SXFP tăng 1%, trong đó Credit Suisse CSGN.S và UBS UBSG.S tăng lần lượt 4,4% và 3%. Theo dữ liệu của Refinitiv, kết quả kinh doanh quý III của châu Âu được dự báo sẽ phục hồi sau đợt sụt giảm do đại dịch gây ra, với các nhà phân tích kỳ vọng các công ty trên STOXX 600 báo cáo mức giảm trung bình 36,7%, so với mức giảm 51% trong quý II.