TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI
Kinh tế Singapore quý II suy giảm 42,9% so với quý trước đó, đồng nghĩa quốc gia Đông Nam Á này rơi vào khủng hoảng kỹ thuật. Phần lớn hoạt động kinh tế Singapore bị ngưng trệ từ đầu tháng 4 khi nước này bước vào giai đoạn đóng cửa một phần để ngăn Covid-19 lây lan. Lĩnh vực bán lẻ, du lịch và xây dựng lao dốc trong khi xuất khẩu cũng suy giảm vì lực cầu từ bên ngoài yếu. Các biện pháp hạn chế dần nới lỏng từ đầu tháng 6 và chính phủ Singapore đã triển khai các biện pháp kích thích tương đương hơn 19% GDP nhưng triển vọng phục hồi vẫn bấp bênh.
Kinh tế Anh vừa sụt giảm tới 20,4% trong quý 2/2020, biến Anh trở thành nền kinh tế lớn suy giảm mạnh nhất thế giới. Sụt giảm GDP của Anh trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 lên tới 20,4%, mức sụt giảm quý tồi tệ chưa từng có kể từ khi số liệu này được thu thập từ năm 1955 đến nay. Trong khi quý trước đó, kinh tế Anh chỉ hứng chịu cú sụt 2,2%. Những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn dịch bệnh lây lan như dịch vụ, sản xuất và xây dựng cũng là những ngành giảm kỷ lục.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ của Vương quốc Anh phải trả 90 triệu bảng trong các yêu cầu COVID-19
Các công ty bảo hiểm đã nhận được 7.000 yêu cầu bảo hiểm nhân thọ từ các gia đình có người chết vì COVID-19 và 83% đã được thanh toán cho đến nay, Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh (ABI) cho biết mọi yêu cầu bảo hiểm nhân thọ đã được chấp nhận. Khoản thanh toán trung bình dự kiến là 63.000 bảng Anh cá nhân và 137.000 bảng cho nhóm. ABI cho biết họ dự sẽ phải bồi thường 1,2 tỷ bảng liên quan đến đại dịch trong năm nay, trong các lĩnh vực như gián đoạn kinh doanh và hủy bỏ sự kiện.
Thanh khoản ECB tràn ngập thị trường của Ngân hàng Trung ương Châu Âu
ECB đã làm tràn ngập hệ thống với nhiều thanh khoản đến mức tỷ lệ các ngân hàng vay lẫn nhau – Euribor – ở mức thấp kỷ lục. Peter Chatwell, trưởng bộ phận tỷ giá của Mizuho cho biết: “Hệ thống tràn ngập thanh khoản đến mức các ngân hàng đang nói với bạn rằng họ không cần tiền. Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đã bơm hơn 20 nghìn tỷ đô la kích thích để đối phó với đại dịch coronavirus, và ECB đã ồ ạt nâng cao kế hoạch mua trái phiếu và cung cấp một lượng lớn các khoản vay giá rẻ cho các ngân hàng.
Thái Lan rút vốn mạnh khỏi thị trường VFMVN30 ETF trong 7 tháng đầu năm
Sau giai đoạn hút vốn mạnh mẽ từ năm 2017 đến 2019, dòng vốn đang có dấu hiệu rút ra khỏi VFMVN30 Quỹ hoán đổi danh mục (ETF – Exchange Traded Fund). Từ đầu năm tới nay, quỹ VFMVN30 ETF đã bị rút ròng 58,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 668 tỷ đồng (28,8 triệu USD). Số liệu từ Bualuang Securities (Thái Lan) cho biết, số lượng chứng chỉ lưu ký (DR) VFMVN30 ETF niêm yết trên Sở GDCK Thái Lan (SET) vào cuối tháng 7 chỉ còn 40,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 681,6 triệu Bath (khoảng 507 tỷ đồng), giảm gần một nửa so với đầu năm.
Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Bắc Kinh
Từ ZTE, Huawei Technologies, TikTok cho tới WeChat, những đòn trừng phạt của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đang lan rộng và trở nên bất lợi hơn. Phản ứng của Bắc Kinh cho đến thời điểm này cho thấy hiện tại họ đã chuẩn bị để chờ đợi cho tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. Điều này diễn ra dựa trên quan điểm rằng lập trường hung hăng của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc là nhằm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cơn khủng hoảng đại dịch và thúc đẩy nền móng của ông ấy.
Trong khi Trung Quốc đã học được cách trở nên nền nã hơn vào lúc này – hãy lưu ý tới sự kém khoa trương của những thứ như chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025) – Bắc Kinh hiện đang lặng lẽ tự đóng con tàu cứu sinh của Noah trong Kinh thánh (Noah’s Ark) để chuẩn bị cho tình trạng “Phân đôi internet” (Splinternet) hoàn toàn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nếu cuộc đụng độ công nghệ Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, chúng ta đều sẽ phải tính tới một một mạng Internet toàn cầu bị phân mảnh. Và khi Trung Quốc có những nền tảng, tài năng, nguồn lực, và thậm chí là các đồng minh để dần dần bắt kịp bằng cách xây dựng và mở rộng hệ sinh thái của riêng quốc gia này, và rút cục sẽ thách thức vị trí dẫn đầu về công nghệ của Mỹ.
TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC
Thêm ba ca nhiễm nCoV
Bộ Y tế sáng 13/8 ghi nhận thêm ba ca nhiễm nCoV, trong đó hai ca ở Quảng Nam và một ca nhập cảnh cách ly tại Bạc Liêu. Như vậy 24 giờ qua ghi nhận thêm 22 ca nhiễm mới, 10 người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm cả nước lên 883, trong đó 409 người đã khỏi, 17 ca tử vong, còn 457 bệnh nhân đang điều trị.
Giá vàng biến động đảo chiều, lấy lại mốc 56 triệu đồng
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lúc 14h niêm yết mỗi lượng bán ra 52,2 triệu đồng và mua vào 49,75 triệu đồng. Chưa đầy một tiếng sau, giá mua vào đã tăng một triệu đồng lên 52,31 triệu đồng. Trong khi đó, giá bán ra vọt lên 56,13 triệu đồng và tăng 650.000 đồng so với cuối phiên hôm qua. Các chuyên gia đánh giá hầu hết động lực tăng giá của vàng như căng thẳng địa chính trị, quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ – Trung, thông tin trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ… vẫn diễn tiến theo chiều hướng hỗ trợ.
Ngành dệt may ở Việt Nam 6 tháng cuối năm
6 tháng cuối năm 2020 các doanh nghiệp ngành dệt may mới thực sự bước vào giai đoạn khó khăn khi các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may như veston, sơ mi cao cấp gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm do tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải đối diện với làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 vừa mới quay trở lại hồi cuối tháng 7 và đang có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Do vậy, các chuyên gia dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020 tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với 2019.
Tags: bảo hiểm, Chứng khoán, covid-19, GDP, kinh tế Anh, Mỹ và Trung Quốc, Thanh khoản ECB