Biến động kinh tế cùng với dịch bệnh chưa thể kiểm soát ở Châu Âu, khiến cho cặp tiền tệ EUR/USD liên tục đổi chiều trong những ngày qua.
Ngày 1/9/2020, tỷ giá cặp EUR/USD chạm đỉnh 1.2000 và đã giảm mạnh chỉ một ngày sau đó . Điều này là do tác động của những chỉ số kinh tế được cập nhật trong 24 giờ qua.
Đầu tiên là chỉ số PMI sản xuất của Đức thấp hơn kỳ vọng. Kèm theo đó là số hiệu lạm phát của châu Âu giảm so với dự kiến. Tình hình dịch bệnh ở Tây Ban Nha vẫn vô cùng phức tạp. Đợt sóng lây nhiễm thứ 2 có nguy cơ bùng phát với 9.779 trường hợp mới được báo cáo trong thứ 6 vừa rồi.
Nguyên nhân chính khiến cặp tiền EUR/USD giảm giá mạnh có lẽ là hoạt động sản xuất của Mỹ. Gần đây chỉ số ISM của Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Phân tích Kỹ thuật EUR/USD trong khung giờ H4:
EUR/USD vẫn đang trong giai đoạn sideway kể từ tháng 7. Biên độ giao động khá lớn (từ vùng 1.17 tới 1.19).
Theo đồ thị, chúng ta có thể dự đoán. Sau cú giảm mạnh (2/9), tiếp theo sẽ xuất hiện một cú hiệu chỉnh (A B) trong vùng giá 1.185 và 1.188. Nhưng mức giá có thể đạt được trong thời gian tới là điểm giá 1.180. Và sau đó kịch bản kỳ vọng sẽ là cú tăng mạnh kết thúc đợt sóng hiệu chỉnh kéo dài từ tháng 7. Nếu điều đó xảy ra, mức giá mua đẹp sẽ là khi giá vượt được ngưỡng 1.185.
Chú thích:
ISM: Institute for Supply Management Index – chỉ số của Viện Quản lý Cung ứng Hoa Kỳ. ISM index là bản khảo sát chỉ số sản xuất dựa trên những lời bình luận của những nhà quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất. Nó là mẫu tin tức đầu tiên của nền kinh tế được công bố mỗi tháng và nó cung cấp những bằng chứng sớm nhất cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện như thế nào trong tháng trước.
Lưu ý: Những phân tích trên chỉ mang mục đích thông tin, không được xem là lời khuyên đầu tư.
FIF sẽ liên tục cập nhật thông tin và phân tích về thị trường Forex trong những bài viết tiếp theo. Chúc các nhà đầu tư có chiến thuật vào lệnh hợp lý.