Hoạt động vận tải hành khách năm 2019 ghi nhận những kết quả khá tích cực với 4.776,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 11,3% so với năm 2018. Trong đó vận tải hành khách đường bộ tăng 10,6% số hành khách vận chuyển và tăng 10,2% số hành khách luân chuyển so với năm trước; đường thủy tăng 25% và tăng 36,2%; hàng không tăng 12,2% và tăng 14,1%; riêng đường sắt giảm 7,4% và giảm 10,9%.
Tuy nhiên, đầu năm 2020 dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam đã khiến hoạt động vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị giãn cách xã hội 15 ngày kể từ 01/04/2020. Khiến lượng vận tải trong nước giảm 30% và vận tải nước ngoài giảm hơn 50%. Dưới sức ép của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải cố gắng cằm cự và duy trì hoạt động với hy vọng dịch sớm được khống chế trong năm 2021.
Và rồi đợt dịch thứ 4 xuất hiện vào cuối tháng 04/2021 với tốc độ lây lan nhanh chóng tại các tỉnh miền Nam khiến cho hoạt động vận tải vừa lóe lên tia hy vọng đã tiếp tục dập tắt. Khi tổng số ca nhiễm chỉ chưa đầy 4 tháng đã tăng từ 2.900 ca lên 232.937 ca nhiễm (tính ngày 10/08).
Đại dịch đã khiến tất cả các ngành gặp khó khăn nhưng ngành hàng không là chịu ảnh hưởng nghiệm trọng nhất. Hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay phải “đắp chiếu” khiến nhiều hãng hàng không liên tiếp thông báo lỗ. Về phía vận tải hành khách đường bộ và đường sắt một số doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn cầm cự, nỗ lực duy trì hoạt động.
Hiện, hàng loạt doanh nghiệp vận tải đang bế tắc và đứng trước nguy cơ phá sản đang cần sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm lãi suất và giảm thuế cho doanh nghiệp. Nhận biết được khó khăn của các doanh nghiệp vận tải. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì xem xét, đề xuất các chính sách và giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn.
Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn khi số ca nhiễm tăng mỗi ngày trên 5.000 ca. Tuy nhiên, kỳ vọng đến cuối 2021 – đầu 2022 kinh tế sẽ phục hồi khi số lượng vắc xin được tiêm 70 – 80% dân số Việt Nam. Dịch được kiểm soát sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi nhanh như các quốc gia tại Mỹ và châu Âu.
Hãy chung tay thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và hạn chế ra đường khi không thực sự cần thiết.
Tags: kinh tế