Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

Quốc hội liên bang Đức

Chủ Nhật, 28 Tháng Ba , 2021

Quốc hội Liên bang (tiếng Đức: Bundestag, phát âm tiếng Đức: [ˈbʊndəstaːk]) là hạ viện của Nghị viện Đức, còn gọi là Viện dân biểu. Là cơ quan lập hiến và lập pháp tại Đức.

 Ảnh: Phòng họp bên trong của Quốc hội liên bang Đức
Ảnh: Phòng họp bên trong của Quốc hội liên bang Đức

Giới thiệu chung:

Quốc hội Liên bang (tiếng Đức: Bundestag, phát âm tiếng Đức: [ˈbʊndəstaːk]) là hạ viện của Nghị viện Đức, còn gọi là Viện dân biểu. Là cơ quan lập hiến và lập pháp tại Đức.

Quốc hội Liên bang được lập theo Hiến pháp Đức năm 1949, là cơ quan kế nhiệm của Reichstag (hạ viện Cộng hòa Weimar). Quốc hội Liên bang có nhiệm kỳ 4 năm hoặc kết thúc sớm nếu Thủ tướng, bị thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, yêu cầu Tổng thống giải tán Bundestag, và tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Bundestag cùng với Bundesrat là các cơ quan lập pháp của Nghị viện Đức. Tòa nhà Reichstag hiện nay là trụ sở của Bundestag.

Wolfgang Schäuble là Chủ tịch Bundestag hiện nay, từ năm 2017.

Lịch sử hình thành:

Sau khi Đế quốc Đức được thành lập vào năm 1871, Reichstag được thiết lập như Quốc hội của Đức tại Berlin. Các đại biểu Reichstag được bầu phổ thông đầu phiếu và bình đẳng. Reichstag không bầu Thủ tướng cho tới khi cải cách Quốc hội năm 1918. Sau cách mạng tháng 10/1918 và sự thành lập Cộng hòa Weimar, Hiến pháp Weimar ra đời, phụ nữ có quyền bầu cử và ứng cử, Reichstag có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng và bất cứ thành viên nào trong Nội các, như vậy buộc họ phải từ chức. Sau vụ hỏa hoạn tại tòa nhà Reichstag, Tổng thống Paul von Hindenburg đã trao cho Hitler quyền lực tối cao qua nghị định “về việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước” và Đạo luật Cho quyền năm 1933. Về sau Reichstag hiếm khi tổ chức phiên họp, thường thì họp khi “nhất trí” thông qua các nghị định của chính phủ và các lệnh của chính phủ. Cuộc họp cuối cùng được tổ chức ngày 26/4/1942.

Sau khi Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập 1949, và bản Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức ra đời, Bundestag được coi là Quốc hội mới của Liên bang Đức. Quốc hội mới họp tại Bonn (thủ đô Tây Đức). Mọi công dân của Tây Đức có quyền bầu Hạ viện, trừ người tại Tây Berlin. Tây Berlin sẽ cử ra 20 đại diện không biểu quyết, bầu gián tiếp lập pháp thành phố, vì Tây Berlin không chính thức thuộc thẩm quyền của Hiến pháp. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hạ viện có nhiều lần tổ chức tại Berlin, bị Liên Xô kịch liệt phản đối và sử dụng máy bay đe dọa.

Hạ viện tổ chức tại Bonn đến năm 1999, sau khi nước Đức tái thống nhất và chuyển thủ đô về Berlin.

Cơ cấu tổ chức:

Gồm Fraktionen, cơ quan điều hành và uỷ ban.

  1. Fraktionen

Fraktionen còn được gọi là nhóm lập pháp, được hình thành từ các liên minh các Đảng chính trị trong nghị viện thành. Đại diện của Fraktionen được phân bổ trong các Ủy ban của Quốc hội Liên bang. Fraktionen không phải cơ quan tổ chức của Quốc hội, mục đích thành lập chỉ mang tích chất phe nhóm.

Lãnh đạo của các Fraktionen trong Hạ viện là lãnh đạo Đảng nghị viện, một số Phó lãnh đạo Đảng trong nghị viện, và Ủy ban điều hành.

Fraktionen hiện tại gồm các liên minh:

Fraktion CDU/CSU từ tháng 9/1949

từ 10/1990-12/1990 Fraktion CDU/CSU/DSU

Fraktion SPD từ tháng 9/1949

Fraktion Liên minh 90/Đảng Xanh từ 1994

Fraktion Đảng Xanh 3/1983-10/1990

Fraktion Đảng Xanh/Liên minh 90 10/1990-12/1990

Nhóm Liên minh 90/Đảng Xanh 12/1990-10/1994

Fraktion Cánh tả từ 2005

Nhóm PDS 10/1990-9/1998

Fraktion PDS 9/1998-9/2002

  1. Cơ quan điều hành:

Cơ quan điều hành của Hạ viện là Hội đồng Trưởng lão và Đoàn Chủ tịch. Cơ quan bao gồm thành viên của Hạ viện và các đại diện cao nhất của Fraktionen.

Hội đồng Trưởng lão

Hội đồng trưởng lão bao gồm Chủ tịch Hạ viện, Phó Chủ tịch và 23 thành viên được Hạ viện bầu, trong đó có các thư ký của các nhóm lập pháp. Hội đồng Trưởng lão có nhiệm vụ quản lý công việc nội bộ của Hạ viện. Là cơ quan quyết định nghị trình phiên họp.

Hội đồng Trưởng lão có chức năng

  • Giúp Chủ tịch trong việc tiến hành công việc và đảm bảo các nhóm lập pháp đạt được thỏa thuận.
  • Quyết định về các vấn đề nội bộ của Bundestag, giải quyết các hoạt động như vậy không cần thẩm quyền của Chủ tịch.

Vào đầu kỳ họp Hội đồng Trưởng lão đạt thỏa thuận với các nhóm lập pháp để xem xét thành viên của các Ủy ban Quốc hội Liên bang và được Hạ viện thông qua.

Đoàn Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch là cơ quan thường trực của Quốc hội Liên bang. Bao gồm các hoạt động ghi chép và tìm kiếm. Đoàn Chủ tịch bao gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

Đoàn Chủ tịch hiện nay gồm có:

Chủ tịchNhiệm kỳĐảng
Norbert Lammert2013−Đương nhiệmCDU
Phó Chủ tịchNhiệm kỳĐảng
Edelgard Bulmahn
Peter Hintze
Petra Pau
Claudia Roth
Ulla Schmidt
Johannes Singhammer
2013−Đương nhiệm
2013−Đương nhiệm
2013−Đương nhiệm
2013−Đương nhiệm
2013−Đương nhiệm
2013−Đương nhiệm
SPD
CDU
Die Linke
Bündnis 90/Die Grünen
SPD
CSU

Đoàn Chủ tịch còn giám sát Cảnh sát Quốc hội Đức, là lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ Quốc hội Liên bang.

 

  1. Uỷ ban:

Hầu hết các công việc trong Hạ viện đều được các Ủy ban thường trực đảm trách. Số lượng Ủy ban gần tương đương các Bộ Liên bang và các chức năng cũng gần tương tự. Số lượng Ủy ban được Hạ viện quyết định thay đổi theo khóa. Ủy ban thường trực hiện nay gồm 23 Ủy ban có nhiệm kỳ 2013-2017.

23 Ủy ban của khóa 18 Quốc hội Liên bang

Ủy banChủ tịchThành viênCDU/CSUSPDDie LinkeLiên minh 90/
Đảng Xanh
Ủy ban Lao động và Xã hộiKerstin Griese41201344
Ủy ban Đối ngoạiNorbert Röttgen37181144
Ủy ban Giáo dục, Nghiên cứu và Đánh giá Công nghệPatricia Lips34171133
Ủy ban Nghị sự công nghệ caoJens Koeppen167522
Ủy ban Thực phẩm và Nông nghiệpGitta Connemann34171133
Ủy ban về Liên minh châu Âu
ngoài ra còn có 16 thành viên của Liên minh châu Âu
Gunther Krichbaum34171133
[Ủy ban về gia đình, người cao tuổi, phụ nữ và thanh niênPaul Lehrieder36171144
Ủy ban Tài chínhIngrid Arndt-Brauer37181144
Ủy ban về Y tếEdgar Franke37181144
Ủy ban Ngân sáchGesine Lötzsch41201244
Ủy ban Nội vụWolfgang Bosbach37181144
Ủy ban Văn hóa và truyền thôngSiegmund Ehrmann188422
Ủy ban về Nhân quyền và viện trợ nhân đạoMichael Brand167522
Ủy ban Dân nguyệnKersten Steinke2612833
Ủy ban về các vấn đề pháp lý và Bảo vệ người tiêu dùngRenate Künast39181244
Ủy ban Thể dục Thể thaoDagmar Freitag189522
Ủy ban về Du lịchHeike Brehmer189522
Ủy ban về Môi trường, Bảo tồn, Xây dựng và An toàn hạt nhânBärbel Höhn36171144
Ủy ban Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầngMartin Burkert41201344
Ủy ban Quốc phòngHans-Peter Bartels32161033
Ủy ban Bầu cử, Miễn trách nhiệm và Quy tắc thủ tụcJohann Wadephul147511
Ủy ban Kinh tế và Năng lượng]Peter Ramsauer46221455
Ủy ban Hợp tác và Phát triển Kinh tếDagmar Wöhrl2110722

Chủ tịch thuộc Đảng chính trị

🌐FIF – Finance Investment Fund
🌐FIF Youtube Channel

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *