Nếu xét về pháp lý ở các nước Châu Á thì lại là nơi tập trung mới nổi lên và phát triển bất chấp các quy định không đồng đều. Khi nhắc đến Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử, hầu hết họ nghĩ ngay đến sàn giao dịch lớn nhất nằm ở Châu Á. Ngày nay Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành tâm điểm của cuộc đổi mới Blockchain. Đến nay nhiều quốc gia trên thị trường Crypto Châu Á vẫn chưa rõ tiền điện tử đã hợp pháp hóa chưa?
Trung Quốc chuyển đổi kỹ thuật số với đồng nhân dân tệ
Vào năm 2017, Trung Quốc đã cấm cung cấp Token ban đầu và nền tảng giao dịch tiền điện tử. Đánh đồng việc bán token với việc đặt lệnh chứng khoán là gây quỹ bất hợp pháp. Không lâu sau đó, phía Thượng Hải công bố ý định loại bỏ tận gốc ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước.
Năm 2019, Trung Quốc quyết định Bitcoin là tài sản kỹ thuật số. Tháng 07/2020, thử nghiệm đầu tiên tiền kỹ thuật số trên nền tảng giao hàng thực phẩm Meituan Dianping (MD), với 435tr người dùng. MD là một nền tảng phân phối thực phẩm, có trụ sở tại Bắc Kinh tự hào với lượng lớn người dùng tích cực và hàng tỷ USD giao dịch hàng ngày. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho việc áp dụng tiền kỹ thuật số vào việc thanh toán gọi là DCEP (Digital Currency Electronic Payment – Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số). Nền tảng phát trực tuyến video được hỗ trợ bởi Tencent, Bilibili. Đang đề xuất với Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC) để thử nghiệm DCEP. NHTW thông báo hoàn thành mã nguồn đồng tiền điện tử. Và đang trong giai đoạn thử nghiệm cách đây một tháng trước. Trung Quốc là một quốc gia ở vị trí top đầu trong lĩnh vực tiền điện tử.
Singapore điều chỉnh con đường phía trước
Môi trường chính sách rõ ràng và cởi mở ở Singapore là điều mà các nhà đầu tư và dự án startup công nghệ blockchain ở ngay cả nhiều quốc gia phát triển còn phải trông đợi.
Tuy vậy chính quyền Singapore cũng không quên vai trò kiểm soát đối với “cuộc chơi” hoàn toàn mới trên thị trường. Vào tháng 1, NHTW Singapore đã ban hành Đạo luật Dịch vụ Thanh toán. Quy định việc lưu thông tiền điện tử và hoạt động của các công ty có liên quan phải tuân thủ các quy tắc chống rửa tiền và chống tài chợ cho Khủng bố. Công ty tiền điện tử phải đăng ký giấy phép hoạt động tại Singapore. Các cty khởi nghiệp phải được các công ty liên quan chứng nhận giấy phép giới thiệu để có thể đăng ký.
Hàn Quốc ấp ấp mở mở cho con đường phía trước
Hàn Quốc cũng có tầm nhìn rõ ràng về tiền điện tử, tuy nhiên nó tiếp cận quy định về tài sản kỹ thuật số một cách rất cứng rắn, coi tài sản kỹ thuật số là đấu thầu hợp pháp. Các sàn giao dịch địa phương được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chính phủ và Ủy ban Dịch vụ Tài chính. Ngoài ra, Bộ kinh tế và Tài chính của nước này có thể tiến hành kiểm tra toàn diện các sàn giao dịch Bitcoin. Kể từ tháng 9/2017, các ICO và giao dịch ký quỹ đã bị cấm.
Quy định của Hàn Quốc khiến giao dịch qua lại tiền điện tử ảnh hưởng không ít. Các công ty tiến hành ICO và người tham gia thị trường khác phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về báo cáo tài chính. Chỉ sử dụng tài khoản ngân hàng tên thật. Chứng nhận hệ thống quản lý bảo mật thông tin của khách hàng. Tháng 7 áp dụng thuế thu nhập từ giao dịch tiền điện tử. Mức thuế 20%, tuy nhiên thuế suất chưa đc áp dụng.
Ấn Độ không chắc chắn
Mối quan hệ của chính phủ Ấn Độ với tiền điện tử chưa rõ ràng. Lệnh cấm Reserve của Ngân hàng Ấn Độ năm 2018 đối với các tổ chức kế toán phục vụ các công ty hoạt động với tiền điện tử. Khiến một số công ty ngừng kinh doanh. Chính phủ đã lên kế hoạch đi xa hơn nữa và vào tháng 7/2019. Họ đề xuất một dự thảo luật có thể phạt bất kỳ ai giao dịch tiền điện tử với một khoản tiền phạt lớn hoặc bản án 10 năm tù.
Vào cuối tháng 3 Tòa án Ấn Độ bất ngờ chú ý các đơn kiện từ doanh nghiệp tiền điên tử và lật ngược lệnh của NHTW. Một số sàn giao dịch lập tức nắm bắt cơ hội để bắt đầu giao dịch trở lại. Tuy nhiên tình hình vẫn mơ hồ. Liệu chính phủ Ấn Độ có thúc đẩy việc tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển này không?
Thời điểm này, Ấn độ đã hoàn toàn mở cửa cho tiền điện tử hoạt động và phát triển chưa? Cách đây một vài tháng, Chính Phủ ban lệnh cấm khác giúp cho việc kiểm soát dễ dàng hơn. Chỉ trong 5 tháng sau khi lệnh cấm đã được dỡ bỏ, các quan chức Ấn Độ đã nhắc lại khả năng cấm giao dịch tiền điện tử thông qua thay đổi về luật.
Sumit Gupta – CEO kiêm đồng sáng lập CoinDCX cho rằng: “Trong suốt năm 2020, chúng tôi đã thấy quy định chuyển từ ‘lệnh cấm toàn diện’ sang một cách tiếp cận có tính toán và đo lường hơn nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và chống gian lận tiềm ẩn trong ngành. Chúng tôi tin rằng khi các tác nhân truyền thống ngày càng thoải mái với tiền điện tử, chúng tôi sẽ thấy sự gia tăng trong việc áp dụng tiền điện tử trên khắp các quốc gia và khu vực”.
Tổng kết
Thị trường Crypto tại Châu Á vẫn có những quy định tương đối khắt khe với phương thức sử dụng tiền điện tử. Sự hiện hữu của các ưu nhược điểm của thị trường này đều tác động đến quyết định hợp thức hóa đồng tiền này trên thị trường Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng, đối với các nhà tài chính và bộ máy nhà nước của các quốc gia vẫn không phủ định sự tiện ích ứng dụng và phát triển nhanh chóng của loại tiền mới này.
🌐FIF – Finance Investment Fund
Tags: Asia, Asia CryptoCurrency, coin, Crypto, Cryptocurrency