Tuần qua (từ 24/8 – 29/8), là một tuần đầy biến động vàng miếng SJC tăng giảm liên tục không ổn định ở các cửa hàng kinh doanh. Trong khi đó, vàng thế giới có dấu hiệu đảo chiều đi lên hướng đến đỉnh cũ 2000 USD/ounce.
Tình hình giá vàng trong nước tuần qua
Đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai (24/8), vàng tiếp tục đà giảm. Chênh lệch, giá mua – bán giảm lần lượt là 200.000 đồng/lượng và 400.000 đồng/lượng.
Đến ngày thứ Ba (25/8), vàng miếng SJC duy trì đà giảm. Cửa hàng vàng bạc đá quí (VBĐQ) Sài Gòn chi nhánh Hà Nội và TP HCM điều chỉnh giá mua vào và bán ra giảm không vượt quá 600.000 đồng/lượng.
Vàng tiếp tục giảm nhẹ, nhưng không vượt quá 100.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji vào thứ Tư (26/8).
Sáng ngày 27/8, giá vàng SJC chấm dứt đà giảm. Vàng đảo chiều tăng mạnh 450.000 đồng/lượng ở doanh nghiệp Phú Quý.
Tiếp tục ngày thứ Sáu (28/8), vàng bất ngờ giảm 200.000 đồng/lượng và 250.000 đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trong phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 29/8, vàng SJC đồng loạt tăng không quá 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra.
Các vàng nữ trang khác cũng tăng theo xu hướng thị trường. Giá vàng 24K tăng 150.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 110.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 90.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.
Tình hình giá vàng thế giới tuần qua
Nhiều sự kiện xảy ra trên toàn thế giới khiến giá vàng biến động mạnh trong 7 ngày qua. Cụ thể là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và bài phát biểu hôm thứ Năm, trong hội nghị “Jackson Hole” do Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell phát biểu.
Chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay đạt ngưỡng 1.964 USD/ounce, tăng 1.28%.
Vàng giao tháng 12 tăng 1.43% lên 1.974.9 USD.
Theo Reuters, hôm thứ Hai (24/8), giá vàng giảm khi sự lạc quan về việc Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược Mỹ (FDA) cho phép điều trị COVID-19 giúp chỉ số ở Phố Wall tăng lên mức cao kỉ lục.
Vàng tiếp tục giảm vào sáng thứ Ba (25/8) do quan hệ thương mại Mỹ – Trung được cải thiện.
Hôm thứ Tư (27/8), vàng tăng hơn 1%, do đồng USD trượt giá trước bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell. Các nhà đầu tư lại một lần nữa kì vọng vào tài sản trú ẩn an toàn “vàng”.
Tuy nhiên, vàng đã không giữ đà tăng khi quay đầu giảm hơn 2% trong phiên giao dịch thứ Năm (27/8). Do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đưa ra một chiến lược mới để đạt được mục tiêu lạm phát 2% của mình.
Vào thứ Sáu (28/8), giá vàng thế giới đã phục hồi hơn 2%. Sức tăng này do đồng USD suy yếu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo một chiến lược lãi suất thấp kéo dài.
Mặt khác, các Ngân hàng Trung ương và Chính phủ toàn cầu đã bơm một lượng lớn vào thị trường. Mục đích là để hỗ trợ các nền kinh tế bị tổn thương do COVID-19. Điều này giúp vàng tăng hơn 28% trong năm nay.
“Lãi suất thấp” có xu hướng hỗ trợ vàng. Đây cũng là hàng rào chống lại lạm phát và giảm giá tiền tệ.
Các hàng hóa khác
Bạc tăng 1,6% lên 27 USD/ounce, trên đà tăng thứ hai liên tiếp trong tuần. Bạch kim giảm 0,1% xuống 927 USD, trong khi palladium tăng 2,4% lên 2.211 USD.
Qui đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.270 đồng), giá vàng thế giới tương đương 54,95 triệu đồng/lượng, thấp hơn 1,82 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.
Tags: giá vàng, giá vàng tương lai, Vàng, XAU