Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

EVFTA – TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NGÀNH TIỀM NĂNG TRONG XÃ HỘI “BÌNH THƯỜNG MỚI”

Thứ Năm, 13 Tháng Tám , 2020

Theo thông tin được cập nhật, Việt Nam đã kí Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vào ngày 01/08/2020. Nội dung cơ bản của Hiệp định này là giảm thuế đối với việc xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm,…Bên cạnh đó là quy trình kiểm duyệt khắt khe về chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, nhưng Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy tỉ lệ xuất siêu cho nền kinh tế Việt Nam.

Sau đợt bùng phát Đại dịch Covid-19 lần đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019, thị trường chứng khoán đã gánh chịu không ít rủi ro, đáng chú ý nhất là sự lao dốc không phanh đối với các ngành về: xuất khẩu, du lịch, hàng không,…Bên cạnh đó, một số công ty vô cùng phát triển, đó là những công ty “sống chung với lũ” về ngành sản xuất công nghiệp: khẩu trang, nước rửa tay, thuốc hun trùng/ khử khuẩn,… Những công ty phục vụ hoạt động online có lợi thế khá mạnh. Theo FIF, đợt dịch xảy ra lần thứ hai tại Việt Nam sẽ là một cơ hội có một không hai cho những ai đang nắm giữ nhiều tiền mặt và chờ đợi thời điểm thích hợp. Đặc biệt là sau khi kí Hiệp định EVFTA sẽ là bước ngoặc lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

EVFTA - TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NGÀNH TIỀM NĂNG TRONG XÃ HỘI “BÌNH THƯỜNG MỚI”

(Ảnh minh họa)

Kỳ vọng EVFTA trong tương lai sẽ giúp cho ngành thép rộng đường và thêm cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây không phải là một thị trường dễ dàng đối với ngành thép. Vì thị trường các nước châu Âu ở trạng thái bão hòa với các giao dịch thương mại, các hoạt động chủ yếu trong nội khối.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt gần 55% và 19%.

Các nhà sản xuất thép Việt Nam ở thời điểm hiện tại muốn đáp ứng được tiêu chuẩn đó phải thay đổi các quy trình sản xuất của mình, thay đổi các phương thức kinh doanh.

Ông Trịnh Khôi Nguyên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định:

“Chúng tôi cho rằng, thị trường châu Âu là một thị trường mà mức độ tăng trưởng tiêu thụ không lớn, như những thị trường mới nổi Trung Quốc hay các quốc gia đang phát triển khác. Mặc dù có cơ hội nhưng nhu cầu của thị trường không đủ lớn để có thể hấp thụ được lượng hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, để tham gia vào thị trường EU, chúng ta phải cạnh tranh với các quốc gia rất mạnh trong ngành thép như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.”

Bên cạnh đó, EU cũng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rất cao và doanh nghiệp phải rõ ràng minh bạch về nguồn gốc xuất xứ mới làm ăn được.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát cho biết, để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là việc mở rộng thị trường sang EU, công ty duy trì áp dụng các phần mềm, kiểm soát sản xuất; quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015.

Để tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, một số chuyên gia ngành thép cho rằng, giải pháp quan trọng là tăng cường nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường (xu hướng cung cầu và giá cả,…); xu hướng áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại từ các nước EU để có thể đưa ra cảnh báo sớm cho tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Điều này giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chuẩn bị sẵn sàng vượt qua được các rào cản kỹ thuật.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào tăng cường phổ biến về Hiệp định EVFTA cho các đối tượng có liên quan dưới các hình thức đổi mới sáng tạo hơn; thiết lập và tăng cường liên kết đầu mối thực thi Hiệp định EVFTA tại các bộ, ngành và địa phương… Đồng thời, rà soát pháp luật, thể chế trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA

Finance Invesment Fund

Tags: EU, EVFTA, hiệp định thương mại, Thép, Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *