Thiết kế web bởi Expro Việt Nam

Vốn chủ sở hữu là gì?

Thứ Tư, 31 Tháng Ba , 2021

Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp gồm vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Khái niệm vốn chủ sở hữu thường được dùng để chỉ một loại vốn bắt buộc phải có trong một doanh nghiệp. Và được dùng khi tính toán giá trị của một doanh nghiệp

Hình minh họa ảnh vốn chủ sở hữu. Nguồn: Internet
Hình minh họa ảnh vốn chủ sở hữu. Nguồn: Internet

1/ VỐN CHỦ SỞ HỮU LÀ GÌ?

Vốn chủ sở hữu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đây là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, loại vốn này được ưu tiên trả các khoảng nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Vốn chủ sở hữu là giá trị của một tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ trên tài sản đó. Đối với tài chính cá nhân, tài sản ròng được gọi chính xác là giá trị tài sản ròng.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

2/ VỐN CHỦ SỞ HỮU BAO GỒM:

Vốn chủ sở hữu thường có mặt trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:

  • Vốn cổ đông.
  • Thặng dư vốn cổ đông.
  • Lãi chưa phân phối.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
  • Quỹ đầu tư phát triển.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…

3/ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau.

Doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là nhà nước.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.

Công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.

Công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn.

Doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

3/ CÁCH TÍNH VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được tính bằng cách xác định giá trị của nó. Bao gồm các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Sau đó, chúng ta lấy giá trị này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.

Công thức: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả.

Ví dụ 1

Anh Hà sở hữu và điều hành, quản lý một công ty sản xuất phụ tùng ô tô. Và anh Hà muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty của mình.

Giá trị tài sản ước tính là 7 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy của anh là 5 tỷ đồng. Số hàng tồn kho và vật tư hiện tại có giá trị là 2 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản phải thu của công ty ô tô này là 1 tỷ đồng.

Hiện tại công ty ô tô này cũng đang nợ 3 tỷ đồng tiền vay để mua đồ cho nhà máy. 500 triệu đồng tiền lương và 2 tỷ đồng cho một nhà cung cấp phụ tùng cho hàng hóa trước đó đã nhận.

Để tính toán vốn chủ sở hữu của mình, anh Hà có thể tính theo công thức như sau:

Vốn chủ sở hữu của công ty = (Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (7 + 5 + 2 + 1) – (3+ 0,5 + 2) = 15 – 5,5 = 7,5 (tỷ đồng)

Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu của công ty anh Hà là 7 tỷ 500 triệu đồng.

Ví dụ 2

Một ví dụ khác dễ hiểu hơn

Bạn mua nhà có trị giá 5 tỷ đồng (một tài sản). Nhưng bạn vay khoản nợ 500 triệu để mua ngôi nhà đó (nợ phải trả). Suy ra ngôi nhà đại diện cho 4 tỷ 500 triệu đồng vốn sở hữu mà chủ nhà (bạn) tự có.

Giá trị căn nhà là vốn chủ sở hữu của bạn nếu như không có các khoản nợ phải trả

Khi tính vốn chủ sở hữu, nhiều trường hợp có thể không phải là số dương. Vốn chủ sở hữu có thể mang dấu âm khi tổng giá trị tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân của sự thay đổi có thể bao gồm sự thay đổi trong một tài sản liên quan đến giá trị của các khoản nợ, khấu hao và mua lại cổ phiếu.

Vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể vận hành doanh nghiệp một cách bình thường chính là đáp án cho câu hỏi “Vốn chủ sở hữu là gì?”. Xác định tốt nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

🌐FIF – Finance Investment Fund
🌐FIF Youtube Channel
Tags: Equity, vốn chủ sở hữu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *